Quy trình, Thủ tục Bán đất nông nghiệp 50 năm
Việc bán đất nông nghiệp 50 năm là hình thức đầu cơ phổ biến của nhiều nhà bất động sản. Đây là loại đất có khả năng thanh khoản dễ dàng giúp cho những người đầu tư có khả năng linh động vốn cho các khoản đầu tư khác. Bạn có thể tham khảo những thông tin về loại đất này dưới đây.
1. Lợi ích của việc bán đất nông nghiệp sau 50 năm
Mua bán đất nông nghiệp 50 năm là hình thức đầu tư đặc thù với giá trị lớn. Bất động sản nói chung hay đất nông nghiệp nói chung thường có xu hướng tăng giá theo thời gian. Các lợi ích của việc bán đất nông nghiệp 50 năm gồm có:
- Giá bán đa dạng: Giá bán đất nông nghiệp 50 năm dao động ở nhiều mức giá và phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường bất động sản. Theo đó, khả năng thanh khoản của những mảnh đất nông nghiệp được đánh giá cao.
- Nhu cầu sử dụng lớn: Người đầu tư đất 50 năm dễ dàng “lướt sóng” hoặc đợi thời điểm “chốt giá” do khả năng sử dụng đất khá đa dạng như chăn nuôi , trồng cây công nghiệp hoặc thậm chí xin cấp phép xây dựng nông trại. Đối với những lô ven đô, ngoại thành thì mục đích có thể sử dụng để cho thuê. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn sử dụng hình thức đầu cơ mua bán đất nông nghiệp 50 năm.
- Khả năng linh hoạt vốn: Một nhà đầu tư cần có tài sản có giá trị tăng theo thời gian và khả năng thanh khoản nhanh chóng. Đất nông nghiệp có thể đáp ứng điều kiện này cho hoạt động đầu cơ.
Giá bán đất nông nghiệp 50 năm có nhiều mức giá phù hợp với đa dạng ngân sách người mua
2. Quy trình bán đất nông nghiệp
Quy trình bát đất nông nghiệp 50 năm bao gồm:
- Bước 1: Hai bên ký kết và chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bước 2: Bên mua và bán đến tổ chức công chứng để yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ công chứng gồm phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng, bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bên mua và bên bán, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký biến động và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
>>>Xem thêm: Bất động sản Phú Quốc
Người mua và người bán cần chuẩn bị một số giấy tờ để hoàn thành quy trình bán đất nông nghiệp
3. Thủ tục pháp lý khi bán đất nông nghiệp
Việc làm thủ tục mua bán đất giúp người bán đảm bảo tính hợp pháp hiệu lực ngay từ ngày ký. Bạn có thể tham khảo thủ tục mua bán đất nông nghiệp 50 năm theo quy chế hiện hành dưới đây.
3.1. Đặt cọc mua bán hay chuyển nhượng đất
Nội dung hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp 50 năm gồm các thông tin như sau:
- Thông tin bên bán, thông tin bên mua.
- Bản mô tả về đất gồm vị trí đất trên sổ đỏ, mã số sổ đỏ, diện tích đất, ke khai tài sản trên đất.
- Giá mua đất nông nghiệp, số tiền bên mua đã đặt cọc, thời gian và hình thức thanh toán, thời gian các đợt thanh toán tiếp theo.
- Thời gian hai bên ký thỏa thuận hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng nông nghiệp.
- Các thoả thuận bên cạnh như: Bên chịu thuế thu nhập cá nhân, phí công chứng và các phí đền bù nếu không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
>>>Tham khảo: Mua bán nhà đất Phú Quốc
Người bán và người mua cần thỏa thuận bàn giao việc chi trả các loại phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất
3.2. Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Quá trình này sẽ thực hiện tại Văn phòng công chứng địa phương ở vị trí mảnh đất toạ lạc. Theo đó hai bên cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
Đối với bên bán:
- Bản gốc sổ hộ khẩu, bản gốc thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu.
- Giấy đăng ký kết hôn nếu có.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết, các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc,..
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với bên mua:
- Bản gốc sổ hộ khẩu, bản gốc thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bên mua và bên bán tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng kèm phiếu yêu cầu công chứng. Bạn cần đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và điều kiện được ghi trong bản hợp đồng trước khi ký vào 3 bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3.3. Đăng ký biến động đất đai
Đầu tiên, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng.
- Đơn xin đăng ký biến động.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất.
- Các giấy tờ tuỳ thân như CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bên bán và bên mua đến văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các quy trình sau:
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.
- Điều chỉnh, cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính, cơ sử dữ liệu đất đai. Sau đó, người bán bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua hoặc Uỷ ban nhân dân để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Các yếu tố cần xem xét trước khi bán đất nông nghiệp
Đất đai là loại hình sản phẩm có giá trị lớn, người bán cần chú ý một chi phí chuyển nhượng đất 50 năm. Đây cũng là một hình thức chuyển nhượng đất đai thông thường. Theo đó, người bán hoặc người mua sẽ phải chịu các khoản phí theo quy định như:
- Thuế thu nhập cá nhân: 2% giá chuyển nhượng
- Phí trước bạ: 0,5% giá tính lệ phí trước bạ (diện tích đất * Giá theo Ủy ban nhân dân ban hành).
- Lệ phí thẩm định: 0,15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 VNĐ, tối đa 5.000.000 VNĐ).
- Phí cấp sổ đỏ mới: Khoảng 100.000 VNĐ.
>>>Tìm hiểu thêm: Giá đất Phú Quốc
Ngoài giá đất, người bán cần chi trả phí trước bạ và phí thẩm định
Mua bán đất nông nghiệp 50 năm là hình thức đầu cơ sử dụng sản phẩm bất động sản để giao dịch. Đất đai luôn có xu hướng tăng theo thời gian và có sự biến động liên tục theo từng thời điểm nhất định. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng loại đất này khá cao khiến khả năng thanh khoản đất 50 năm trở nên cao hơn.
Để cập nhập thêm nhiều thông tin mới nhất về tình hình mua bán bất động sản nông nghiệp nói riêng, bất động sản nói chung, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Meyhomes Capital qua hotline: 0968 699 999