Người mua đất cần những giấy tờ gì?
Người mua đất cần những giấy tờ gì? Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên cần phải hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên người sử dụng đất trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Theo đó, người mua và người bán cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan.
1. Quy trình mua đất tại Việt Nam
Trước khi tìm hiểu người mua đất cần những giấy tờ gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm quy trình mua đất tại Việt Nam.
1.1. Tìm hiểu vị trí và tính năng của đất
Vị trí khu đất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bất động sản. Việc xác định vị trí đất được căn cứ vào các yếu tố sau:
- Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại trong khu vực.
- Khả năng sản xuất, kinh doanh , bao gồm các dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng.
Bước đầu tiên trong quy trình mua đất là tìm hiểu những tiện ích xung quanh
1.2. Kiểm tra quy hoạch
Tra cứu thông tin quy hoạch của đất là điều cần thiết trước khi giao dịch mua bán đất đai. Có 4 phương pháp chính để điều tra quy hoạch đất đai, bạn có thể tham khảo tại đây:
- Tra cứu thông tin quy hoạch trực tiếp tại UBND cấp xã, cấp huyện: Cán bộ địa phương sẽ cung cấp thông tin về quy hoạch chi tiết của thửa đất, bao gồm mục đích sử dụng , thời gian sử dụng, ranh giới,… Tuy nhiên, điều này cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thẻ căn cước công dân.
- Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh: Hầu hết các tỉnh, thành phố đều xây dựng các cổng thông tin điện tử về quy hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu của người dân.
- Tra cứu thông tin quy hoạch trên các website quy hoạch: Một số website bạn có thể tham khảo như website của Sở Quy hoạch – Kiến trúc cấp tỉnh, thành phố; bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Tra cứu trên ứng dụng di động: Hiện nay có nhiều ứng dụng cung cấp thông tin quy hoạch đất đai. Người dân có thể tải ứng dụng về điện thoại về tra cứu thông tin quy hoạch.
>>>Đọc thêm: Giá đất Phú Quốc hiện nay
Xác định diện quy hoạch giúp người đầu tư tránh gặp phải những rủi ro về thông tin mảnh đất
1.3. Xem xét chất lượng pháp lý của đất
Chất lượng pháp lý là yếu tố quan trọng trong việc quyết định giao dịch mua bán đất. Điều kiện pháp lý của đất gồm có:
- Đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đất không thuộc diện tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo hình án.
- Giấy tờ chứng minh đất còn thời hạn sử dụng.
1.4. Thương thảo giá cả và ký kết hợp đồng
Việc tham thương thảo giá đất cần dựa trên thông tin khảo sát mặt bằng chung và các biến động thị trường bất động sản Phú Quốc. Từ những thông tin thu thập được, bạn có thể trả giá bằng nguyên tắc khuyến mãi trên thị trường với mức giảm ở ngưỡng 10 – 35%, mức đè giá lý tưởng ở biên độ lớn nhất.
Pháp luật không có quy định về ký kết nên các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết các bên (họ tên, địa chỉ, số CMND,..).
- Tài sản góp vốn.
- Phương thức, thời hạn thanh toán.
- Mục đích góp vốn.
- Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan trong hợp đồng.
>>>Tham khảo thêm: Mua bán nhà đất Phú Quốc
Người mua cần đảm bảo các điều khoản cần có trong hợp đồng bàn giao đất
1.4. Chuẩn bị giấy tờ liên quan
Người bán người mua đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thủ tục bàn giao chuyển nhượng quyền sử dụng đất yêu cầu một số giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền.
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của bên bán.
- Sổ hộ khẩu của bên bán.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán.
1.5. Thanh toán và hoàn tất giao dịch
Các bước thanh toán mua bán đất để đảm bảo an toàn khi tiến hành giao dịch gồm có:
- Thanh toán tiền cọc mua nhà: Tiền cọc sẽ được hai bên thoả thuận, nhưng trung bình bên mua sẽ đặt cọc khoảng 20% – 30% giá trị tài sản.
- Thanh toán toàn bộ giá trị đất khi ký hợp đồng công chứng.
- Kê khai thuế và đăng bộ.
2. Người mua đất cần những giấy tờ gì?
Người mua đất cần những giấy tờ gì? Việc chuyển nhượng mua bán đất đai phải đăng ký sang tên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Để hoàn tất việc bản giao quyền sử dụng đất, người mua cần chuẩn bị các giấy tờ thực hiện công chứng và có quyền yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết như:
2.1. Giấy tờ cá nhân
Thủ tục công chứng, chứng thực yêu cầu các bên chuẩn bị các giấy tờ cá nhân sau:
Bên bán | Bên mua |
|
|
Người mua đất cần những giấy tờ gì? Thủ tục công chứng, chứng thực yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.
2.2. Giấy tờ liên quan đến đất
Có hai loại thuế bạn cần phải thực hiện là thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Trong đó, hồ sơ khai thuế đối với thu nhập cá nhân bao gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu.
- Bản chụp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng minh quyền sở hữu đất và các tài sản liên quan gắn liền và văn bản cam kết chịu trách nhiệm bản chụp đó.
- Hợp đồng chuyển nhượng đất.
- Giấy tờ căn cứ xác định thuộc đối tượng miễn thuế.
Theo quy định, người mua cần chuẩn bị các giấy tờ thuộc hồ sơ lệ phí trước bạ như:
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
- Bản sao hợp đồng chuyển nhượng.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản đi kèm với đất thuộc diện miễn thuế trước bạ.
Xem thêm: Đất thổ cư Phú Quốc
Người mua cần khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
2.3. Giấy tờ pháp lý khác
Ngoài các thông tin cá nhân, thông tin kê khai thuế, người mua đất cần những giấy tờ gì? Người mua cần đăng ký biến động đất đai để ghi nhận những thay đổi trong hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật, các giấy cần thiết như:
- Đơn đăng ký biến động theo mẫu.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bản gốc Giấy chứng nhận.
Kết luận
Người mua đất cần những giấy tờ gì? Để thực hiện thủ tục bàn giao quyền sử dụng đất, người mua cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bạn cần hoàn thiện các thủ tục khai thuế và đăng ký biến động trên hồ sơ địa chính do cơ quan nhà nước quản lý. Hãy cùng Meyhomes Capital Phú Quốc tìm hiểu chi tiết về các thủ tục pháp lý.